Kí !important;nh thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
  !important; Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao cuộc chiến tranh xâm lược, từ chống giặc Mông Nguyên đến thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ với bao cuộc kháng chiến hào hùng đã làm nên lịch sử.
  !important; Chiến tranh đã đi qua nhiều năm và có không ít sự kiện lịch sử vẫn đi theo năm tháng, đặc biệt như Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 mang tầm vóc lớn lao của thời đại, một biểu tượng sáng ngời của chính nghĩa Cách Mạng và sự gục ngã của Chủ nghĩa thực dân. Nơi đây đã diễn ra trận chiến đấu hết sức ác liệt, trận quyết chiến lớn nhất giữa quân và dân ta với thực dân Pháp xâm lược làm nên chiến thắng vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu được cả thế giới biết đến. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, rực sáng nhất trong thế kỷ XX trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  !important; Hòa chung niềm tự hào của cả dân tộc, hướng tới kỉ niệm ngày 30/4 và ôn lại những ngày tháng hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, thư viện nhà trường trân trọng giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách Điện Biên Phủ - Những trận đánh đi vào lịch sử của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2018, tác giả Trịnh Ngọc Nghi. Cuốn sách ghi lại những trận đánh đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Mở đầu cuốn sách là Trận đánh mở màn Him Lam. Him Lam là căn cứ trọng yếu kiên cố của tiểu đoàn lê dương 3/13 DBLE - "đơn vị thần thoại chưa bao giờ bị thua một trận nào” bị tiêu diệt chỉ trong vòng 1 ngày đã khiến Bộ chỉ huy quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ hoang mang cực độ.
  !important; Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khi đó được xem là "pháo đài không thể công phá” và địch còn chủ quan cho rằng "Việt Minh biết điều thì không nên mở cuộc công kích” nếu quân chủ lực của ta liều lĩnh mở cuộc tấn công thì đây sẽ là "trận tiêu diệt lớn khối chủ lực của Việt Minh”.
  !important; Về phía ta, nhận thấy sự chủ quan của địch cộng với thời cơ đã đến nên Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Với phương châm "đánh chắc, tiến chắc”, "đánh nhỏ ăn chắc”, "tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt”, chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3 - 7/5/1954, được chia thành 3 đợt. Cuộc tấn công cụm cứ điểm Him Lam là trận đánh mở màn cho chiến dịch.
  !important; Thực hiện kế hoạch tác chiến đã được xác định, ngày 13/3/1954 ta nổ súng tấn công Him Lam - một trung tâm đề kháng mạnh gồm 3 cứ điểm nằm trên 3 quả đồi sát kề nhau bên đường số 41, do Tiểu đoàn 3 thuộc bán Lữ đoàn lê dương thứ 13 (3/13 DBLE) phòng giữ.
  !important; Theo đúng kế hoạch, đêm 12 rạng sáng 13/3, bộ binh ta tiến vào đào trận địa tiến công. Phát hiện ta đào trận địa, trưa ngày 13, Đờ-cát điều 1 đại đội lê dương cùng 2 xe tăng từ Mường Thanh tiến ra đánh vào khu vực bàn đạp xuất kích của ta. Để thử súng và bảo vệ trận địa, Bộ chỉ huy chiến dịch cho sử dụng Đại đội 806 lựu pháo 105 bắn vào Him Lam 20 phát. Thiếu tá Pê-gô, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/13 DBLE và 3 sĩ quan khác chết trong hầm chỉ huy vì trúng đạn pháo. Đại đội bộ binh cùng 2 xe tăng địch hoảng sợ quay đầu tháo chạy về Mường Thanh. Đến 17h5’ cùng ngày, pháo binh ta tập trung tiểu đoàn hỏa lực giáng đòn tấp cập mãnh liệt vào tập đoàn cứ điểm.
  !important; Trận pháo kích mở màn chiến dịch đã làm cho các trận địa pháo của địch đặt ở trung tâm bị tê liệt hoàn toàn, 1 kho xăng bốc cháy, 5 máy bay nổ tung, toàn bộ đội bay của địch ở Mường Thanh bị loại khỏi vòng chiến đấu, cả Him Lam và Mường Thanh rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập của đạn pháo. Trận đánh mở màn chiến dịch kết thúc vào hồi 23h30’. Trung tâm đề kháng Him Lam hoàn toàn bị tiêu diệt, Tiểu đoàn 3/13 DBLE bị xóa sổ.
  !important; Trận đánh tiếp theo được nhắc đến là trận đánh đập tan cụm cứ điểm của địch trên đồi Độc Lập. Trận Đồi Độc Lập là trận đánh diễn ra tại ngọn đồi cùng tên trong giai đoạn 1 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận đánh thứ 2 của chiến dịch, diễn từ đêm 14-3 đến rạng sáng 15-3. Sau trận đánh, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát đồi, đẩy lùi đợt phản kích của Pháp, qua đó gần như đánh sụp phân khu phía Bắc của cứ điểm Điện Biên Phủ. Muốn biết trận đánh diễn ra như thế nào, các bạn tìm đọc từ trang 29 của cuốn sách nhé.
  !important; Và có một trận đánh không thể không nhắc đến đó là trận Đồi A1. Ngay từ đầu Bộ Chỉ huy Chiến dịch của ta đã xác định, điểm cao A1 là một trong các cứ điểm quan trọng nhất của dãy đồi phía Đông. Nó có tác dụng che sườn cho phân khu Đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Do vậy, bằng mọi giá phải đánh chiếm cho bằng được, và đây chính là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đợt tiến công thứ 2. Để đánh chiếm đồi A1, từ đêm 30 tháng 3 đến trưa ngày 1 tháng 4, bộ đội ta đã hai lần tổ chức tấn công quân Pháp và chiếm được nửa đồi A1, làm chủ tình thế. Từ đêm ngày 1 đến sáng ngày 3/4, trên đồi A1 hai trung đoàn của ta đã sát cánh tiếp tục chiến đấu vô cùng anh dũng làm tiêu hao, tiêu diệt nhiều quân địch. Cao điểm của trận này là đợt quân Pháp tổ chức một cuộc phản kích lớn hòng chiếm lại nửa đồi A1 đã bị quân ta chiếm giữ. 5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, hai xe tăng cùng bộ binh địch từ Mường Thanh lên, chia làm hai cánh, dùng hoả lực bắn thẳng của xe tăng chế áp đột phá khẩu của cả hai mũi, đồng thời dùng pháo binh trong trung tâm bắn dồn dập vào phía đông cứ điểm tạo thành một lưới lửa dày đặc. Đến 15 giờ cùng ngày, Pháp tổ chức cuộc phản kích lần hai, sử dụng thêm pháo binh và hai phi cơ thả bom. Nhưng bằng tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí, các chiến sĩ Trung đoàn 102 và Trung đoàn 174 của ta đã tập trung hoả lực tiêu diệt, chặn đứng cuộc phản công, bắn cháy 1 xe tăng, khiến bộ binh Pháp phải rút lui. Mở màn trận chiến đồi A1 từ ngày 30/3, sau 3 đợt tấn công, đến 4 giờ 30 sáng ngày 7/5, quân đội ta đã đập tan hoàn toàn sức kháng cự của địch, làm chủ A1- điểm cao phòng ngự then chốt của tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng làm nên chiến công “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  !important; Và còn rất nhiều trận đánh quyết liệt, vô cùng anh dung của quân và dân ta, những trận đánh đã đi vào lịch sử, đang và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, nhân dân bị áp bức và bầu bạn khắp năm châu. Các em hãy đến thư viện để tìm đọc cuốn sách “Điện Biên Phủ những trận đánh đi vào lịch sử” để hiểu rõ hơn về những mất mát, hi sinh của lớp người đi trước, giành độc lập cho dân tộc. Cuốn sách còn là món quà tinh thần có giá trị thiết thực đối với bạn đọc khi tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
  !important; Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu cùng các thầy cô và các em.